BÁO ĐỘNG VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM CHÌ VÀ TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM CHÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Lượt xem: 222
Ngày đăng: 30/11/2019
Tại hội nghị ung thư Pháp - Việt ngày 18/11, phó giáo sư Bùi Chí Viết, giám đốc chuyên môn Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long, cho biết hiện cả nước có hơn 300.000 người sống chung với ung thư. Tổ chức Ung thư toàn cầu GLOBOCAN thống kê năm 2018 Việt Nam có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 người tử vong do bệnh này.
Tỷ lệ các loại ung thư mới phát hiện năm 2018 tại Việt Nam ở cả 2 giới. Ảnh: GLOBOCAN.
Việt Nam ở vị trí 78 trong số 172 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát về ung thư, tỷ lệ tử vong 110/100.000 người, bằng Phần Lan, Somalia, Turmenistan. Số ca mắc mới ung thư tăng từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến vượt qua mốc 190.000 vào năm 2020.
Chì là nguyên tố có độc tính cao và có thể gây bệnh ung thư. Tuy nhiên, rất khó để nhận biết được nước sử dụng trong sinh hoạt hay nước uống mỗi ngày có bị nhiễm chì hay không. Những người sống gần các khu công nghiệp nên thường xuyên đến bệnh viện để xét nghiệm máu để đo được nồng độ chì trong máu để có phương án xử lý sớm. Nồng độ chì trong nước ăn uống được Bộ Y tế Việt Nam quy định là không được phép vượt quá 0,01 mg/l. Còn theo Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), tiêu chuẩn an toàn đối với hàm lượng chì trong nước uống là 0.015 mg/l do đối với trẻ em, mức độ chì trong máu cần được đảm bảo luôn dưới 0.05 mg/l.
Nguồn sưu tầm internet
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường gồm có khai thác mỏ, luyện kim, các hoạt động sản xuất và tái chế, và ở một số nước, tình trạng sử dụng liên tục sơn pha chì và xăng pha chì. Hơn ¾ lượng chì tiêu thụ trên toàn cầu được dùng cho sản xuất ắc-quy chì – axit sử dụng cho xe có động cơ. Ngoài ra, chì còn được sử dụng cho nhiều sản phẩm khác, như bột màu, sơn, hàn, kính màu, bình pha lê, đạn dược, men gốm, đồ trang sức, đồ chơi và trong một số mỹ phẩm và các loại thuốc truyền thống. Nước uống được dẫn từ các đường ống chứa chì hay nước sơn ống chứa chì thì cũng có thể nhiễm chì. Phần lớn chì từ các sản phẩm thương mại toàn cầu hiện nay được thu hổi tái chế.
Nguồn ảnh sưu tầm internet
Nguồn ảnh sưu tầm internet
Sau khi được hấp thu, chì vào máu và ít nhất khoảng 99% lượng chì gắn với hồng cầu. Sau đó, chì vào các tổ chức mềm (nồng độ không ổn định) và vào xương (ổn định hơn). Về lâu dài, chì tập trung chủ yếu ở xương, đặc biệt ở vỏ xương. Ở người lớn, 95% lượng chì của cơ thể ở xương, trong khi ở trẻ em là 70%. Chì tích luỹ ở xương trong suốt cuộc đời, bắt đầu ngay từ khi là bào thai đến tất cả các hình thức tiếp xúc về sau này. Điều này đặc biệt quan trọng khi có thai, cho con bú, người cao tuổi có loãng xương và trẻ em bị bất động do gãy xương hoặc bệnh lý thần kinh. Chì tích luỹ ở răng, đặc biệt ngà răng trẻ em. Đây là nguyên nhân gây ngộ độc kéo dài và việc điều trị tốn thời gian.
Chì trong thần kinh trung ương đặc biệt nguy hiểm. Chì ưu tiên tập trung ở các chất xám của não và tủy sống.
Nguồn ảnh sưu tầm internet
Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ chịu ảnh hưởng độc hại từ chì và có thể bị tác động nghiêm trọng và lâu dài, đặc biệt tác động đến sự phát triển trí não và hệ thần kinh. Chì cũng có thể gây tác hại lâu dài ở người lớn, như tăng nguy cơ huyết áp cao và suy thận. Nhiễm độc chì ở phụ nữ mang thai với mức cao có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non và nhẹ cân, cũng như các dị tật nhỏ.
Nguyễn Quang Thái
CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU – CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
-
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN
-
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THÓI QUEN SINH HOẠT
-
SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC TỪ VI TẢO
-
TUỔI TRẺ BVU CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ NHIỀU GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM LƯỢNG CHẤT THẢI NHỰA
-
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
-
Tổng cục Môi trường ban hành Quyết định số 1459/QĐ-TCMT về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI)